Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Những sai lầm thường gặp khi đi xe số sàn

Những sai lầm thường gặp khi đi xe số sàn

Thay lốp thành mỏng cho ô tô nên hay không?
Cho trẻ đi ô tô cần phải lưu ý điều gì?

1. Về N khi đổ dốc
Về N khi đổ dốc cũng tương tự việc cắt côn khi vào cua nhưng tính chất thậm chí còn nguy hiểm hơn, bởi lẽ độ dốc khiến trọng lực tác dụng vào xe lớn, quán tính tăng nhanh. Đường dốc lại thường nằm ở địa hình đồi núi, khi liên tục quanh co, phải đánh lái nhiều. Về N tăng rủi ro hơn bao giờ hết. Trong trường hợp này cần về số thấp để hãm xe bằng phanh động cơ, theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”.
2. Côn trước, phanh sau
Côn trước để tránh chết máy chỉ làm tăng quãng đường và thời gian phanh, gây nguy hiểm trong những tình huống cần dừng nhanh.
Côn trước hay phanh trước để nói về các bước thực hiện khi muốn phanh dừng trên xe số sàn. Nguyên nhân dẫn tới những tranh cãi của các tài xế nằm ở chỗ côn trước để tránh chết máy, hay phanh trước mới an toàn hơn? Vậy đâu là cách thực hiện chính xác nhất?
Theo chuyên gia lái xe từ các hãng bao giờ cũng phải ưu tiên phanh trước vì nguyên tắc an toàn, chân côn chỉ hỗ trợ để về số thấp tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi tốc độ rất thấp.
Cụ thể, khi đi ở tốc độ thấp khoảng 40 km/h trở xuống trong phố đông, lúc này tài xế cũng không thể và không nên đi số cao, vì thế việc chuyển số thấp để tận dụng phanh động cơ là không cần thiết. Khi đó, nếu muốn phanh để dừng, chỉ việc rà phanh nhẹ nhàng, lực phanh theo cảm giác về tốc độ và khoảng cách.
Chỉ áp dụng chân côn cho tới khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy hoặc máy giật cục, gây khó chịu cho người ngồi trên xe. Sau khi đạp côn nên trả về số N, tránh ra vào côn nhiều gây mòn.
Tài mới có tâm lý sợ chết máy, nên thường đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới phanh, nhưng như thế là không cần thiết. Nếu chưa quen, hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe, khi đó mới đạp côn. Sau nhiều lần quen xe, tài xế sẽ biết chính xác nên áp dụng côn khi nào để không sớm quá, và cũng không tạo độ rung gây khó chịu.
Khi chạy ở tốc độ cao trên cao tốc, quốc lộ, tài xế cũng cần sử dụng chân côn, nhưng không phải để ngắt cả đoạn dài, mà dùng để chuyển số. Ví dụ xe đang chạy ở 80 km/h, muốn phanh để dừng xe, đầu tiên là đạp phanh, không quan tâm tới chân côn. Sau khi xe đã giảm tốc, đạp côn về số thấp, rồi lại rà phanh, đạp côn về số thấp hơn, cho đến khi xe chậm đến mức an toàn, tương đương di chuyển trong phố trường hợp ở trên.
Giải thích cho nguyên nhân vì sao không được cắt côn trước khi phanh, một chuyên gia cho biết khi cắt côn ở tốc độ cao, xe không còn được hãm bởi động cơ, do đó chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, giảm độ bám đường của lốp đồng thời khiến thời gian và quãng đường phanh đều tăng lên, gây nguy hiểm cho những trường hợp cần dừng nhanh.
Trường hợp cần phanh gấp, thì việc quan tâm nhất là an toàn, do đó, chỉ nên dùng phanh. Phản xạ của nhiều tài xế là đạp đồng thời lút cán cả phanh và côn, nhưng như vậy chỉ làm giảm tác dụng phanh như giải thích ở trên. Do đó, lúc này việc cần làm duy nhất của tài xế là đạp lút phanh, thậm chí xác định xe có thể chết máy, nhưng “chết người nguy hiểm hơn chết máy”.
khi vào cua gấp có thể làm hỏng lốp xe
khi vào cua gấp có thể làm hỏng lốp xe

3. Cắt côn khi vào cua
Khi cắt côn, xe chỉ chạy theo quán tính mà không bị hãm bởi động cơ, do đó cảm giác xe chạy mượt mà, đánh một “lèo” khi qua cua, khiến nhiều tài xế ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là thói quen nguy hiểm.
Khi chỉ còn lăn bánh theo quán tính, hệ thống phanh giảm tác dụng, đòi hỏi quãng đường phanh lớn hơn, tài xế khó kiểm soát tốc độ nếu đánh lái thừa hoặc thiếu. Bên cạnh đó, bánh xe giảm độ bám đường khiến tăng rủi ro mất lái.
4. Lười chuyển số
Lười chuyển số xảy ra khi tài xế gặp những tình huống phải chạy chậm lại, nối đuôi hoặc sau đó cần đà để vượt. Nhiều tài xế có kiểu “đi một số”, tức rất hạn chế chuyển số về số thấp mà lạm dụng chân ga.
Trong trường hợp vượt, ví như đáng ra nên về số 3 để đảm bảo sức kéo lớn nhất giúp xe tăng tốc nhanh vượt, nhưng một số tài xế lại vẫn để 5 hoặc chỉ về 4, khiến xe ỳ, thời gian vượt lâu, thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm.
5. Tiết kiệm hơn số tự động
Quan niệm đi xe số sàn tiết kiệm hơn xe số tự động chỉ đúng ở giai đoạn trước, khi xe số tự động còn chưa phổ biến, công nghệ mới nên ăn xăng hơn. Nhưng hiện nay, xe số tự động chiếm phần lớn, công nghệ liên tục cải tiến, khiến mức tiêu thụ ngang bằng thậm chí ít hơn với chiếc xe lắp số sàn tương ứng.
Xe có tiết kiệm nhiên liệu hay không nằm ở kỹ năng điều khiển. Với số sàn, cần đi ở số hợp lý, chăm chuyển số để giữ độ bền động cơ. Nếu kỹ năng lái xe không thành thục, thì hộp số nào cũng tốn nhiên liệu như nhau.Kiến thức trên các bạn nên nắm vững để chăm sóc xe đúng cách

0 nhận xét:

Đăng nhận xét